Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Thủy tinh, pha lê mạ vàng – dấu ấn của sự xa hoa

Đã từ lâu ta có thể nhận thấy đồ trang trí bằng vàng được sử dụng trong hầu hết các nền văn hóa như một biểu tượng của tầng lớp quý tộc và cho đến ngày nay nó vẫn còn là một kiểu trang trí được ưa chuộng trên thế giới. Cùng Bohemia Saigon tìm hiểu thêm về phương thức để làm nên kiểu trang trí tinh tế và sang trọng này.

Lịch sử hình thành

Năm 1827, một nhà hóa học có tên là Heinrich Kühn, từ Meisen, Đức, đã phát minh một phương pháp mới tạo tiền đề cho trang trí mạ vàng ngày nay. Heinrich Kühn phát triển cách làm một loại nhựa cây có chứa vàng. Loại nhựa cây này có thể phân hủy được trong
các dung môi hữu cơ và sau đó được quét lên sứ hoặc thủy tinh. Sau khi được quét lớp vàng, đồ trang trí được
đưa vào lò nung trong nhiệt độ cao, các chất hữu cơ sẽ bị đốt cháy và để lại một lớp kim loại vàng. Đến năm 1879, quá trình làm "vàng lỏng" này được tiếp tục phát triển cho ngành công nghiệp thủy tinh và gốm sứ và sau đó, xuất hiện khắp nơi trên thế giới.

Ngày nay

Ngày nay, bên cạnh trang trí mạ vàng, trang trí bạch kim cũng dần được ứng dụng rộng rãi. Những đồ trang trí với kim loại quý như vậy thường là các ly rượu vang và ly bia, những loại cốc đặc biệt, chai lọ (champagne, rượu vang, rượu vodka) và các loại thủy tinh trang trí.


Trên thị trường có rất nhiều loại vàng và bạch kim dùng để trang trí thủy tinh. Lấy ví dụ điển hình như vàng, có loại vàng sáng và vàng đỏ. Những kim loại quý này được dùng cho phương thức vẽ bằng cọ và in ấn. Một vài loại vàng và bạch kim được đặc chế riêng cho pha lê. Trên thực tế phương thức trang trí mạ kim loại là rất đa dạng. Thành phần hóa học của các loại ‘sơn kim loại’ không chứa chì, cadmium và kim loại nặng nên giúp tạo vẻ sáng bóng đặc trưng của kim loại. Hàng loạt các nghiên cứu đã được thực hiện giúp nâng cao độ bám trên bề mặt thủy tinh và kĩ thuật trang trí mạ vàng hiện nay có thể giúp chống trôi khi lau rửa.

Những loại sơn kim loại này thường chứa từ 8-12% dung dịch lỏng để dễ dàng sơn quét.

Cách sơn vẽ

Việc sơn vẽ với kim loại quý là không dễ dàng như với, ví dụ, sơn hỗn hợp.

Để đạt được kết quả tốt cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố quan trọng nhất gồm:

- Các vật liệu sơn sẽ không được sử dụng sau thời hạn sử dụng, thường là sáu tháng.

- Bảo quản các vật liệu sơn trong nhiệt độ từ 15 - 25 ° C (59 - 77F) tránh ánh sáng mặt trời.

- Việc đốt lò nên được thực hiện trong điều kiện oxy hóa tốt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên từ 250 - 400 ° C (482 - 752F). Nhiệt độ sẽ tăng dần đến nhiệt độ cao và thay đổi đột ngột về nhiệt độ nên tránh. Nhiệt độ sẽ được nâng lên mức cao nhất theo quy định của bên nhà cung cấp và sau đó sẽ được hạ từ từ.

- Nhiệt độ chuẩn cao nhất được áp dụng tùy thuộc vào loại lò, chất liệu thủy tinh, số lượng, kích thước và hình dạng của thủy tinh. Ví dụ, đối với pha lê nhiệt độ tối đa phải thấp hơn (470 ° C hoặc 878F) so với thủy tinh thường (600 ° C hoặc 1112F).

- Sản phẩm thủy tinh và dụng cụ sơn phải được hoàn toàn sạch và không dính bụi. Ngoài ra, cũng nên tránh bụi trên sản phẩm đã được quét sơn.

Thông thường quá trình sơn mạ vàng được thực hiện trong phòng trang trí thủy tinh và pha lê tại các nhà máy và xưởng trang trí. Giá của các loại sơn kim loại quý bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá vàng hoặc bạch kim. Vì vậy, việc chuẩn bị tốt cho khu vực làm việc và tập trung vào quy trình vẽ vàng trước khi bắt đầu vẽ là hết sức quan trọng. Lãng phí sơn sẽ gây thiệt hại không nhỏ đến chi phí! Cuối cùng và quan trọng hơn cả đó là việc sở hữu một lò đốt tốt và sự am hiểu để tạo ra các điều kiện oxy hóa ngay bên trong lò để đạt được kết quả như mong đợi.

                                                                                                                 Nguồn : Princess Glass World

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét