Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Bật mí giúp bạn phân biệt thủy tinh và pha lê


Một số quan niệm cho rằng, pha lê và thủy tinh là hai mặt hàng hoàn toàn khác biệt, pha lê thì tốt hơn hoặc sang trọng hơn thủy tinh. Nhưng trên thực tế, pha lê và thủy tinh không khác nhau nhiều, nếu nhìn sơ có khả năng bạn sẽ bị nhầm lẫn. Đồ dùng thủy tinh hay pha lê nếu không dựa vào tính năng bạn sẽ khó phân biệt được chúng.



Trước khi giúp bạn đọc có thể phân biệt được thủy tinh, pha lê, ta cùng tìm hiểu khái niệm của chúng.

Thủy tinh (glass) hay còn được gọi là kiếng được làm từ 3 nguyên vật liệu chính là  silicat SiO2, soda Na2CO3 đá vôi CaCO3 và các loại oxit kim loại để tạo màu và độ cứng. Tùy từng sản phẩm muốn chế tạo mà sẽ có các oxit tương ứng. Các vật liệu được nấu nóng ở 1500oC, và quá trình này trải qua nhiều giai đoạn, hỗn hợp ở 1000oC sẽ được thổi ra các vật dụng như chai, ly, cốc hoặc cán mỏng, tráng bạc để làm thành gương soi… 


Pha lê tên tiếng anh Crystal, thực chất là một loại thủy tinh, cũng được làm từ các nguyên liệu kể trên, tuy nhiên trong quá trình chế biến oxit chì (PbO) sẽ được thêm vào, đôi khi có thêm Bari Oxit (BaO). Các vật dụng như ly pha lê, bình bông pha lê , chén, dĩa, tô, thố hoặc các quà tặng pha lê thì thành phần chì khoảng 12-24%. Với thành phần chì khoảng 33% sẽ đạt được độ óng ánh cao nhất cho nên pha lê có độ chì khoảng trên 30% sẽ được dùng để làm những đồ vật trang trí mang tính chất trang trọng và cần độ tinh xảo cao như cúp lưu niệm, kỉ niệm chương…

Vậy làm thế nào để bạn phân biệt được thủy tinh và pha lê?

Về trọng lượng:  nếu so sánh 2 loại ly có cùng kích cỡ, ly pha lê sẽ nặng hơn ly thủy tinh, nguyên nhân nằm ở thành phần oxit chì có trong pha lê. Do ly pha lê thường mỏng hơn thủy tinh nên chúng cũng khá dễ trầy, vỡ hơn.



Độ tán sắc: nếu đặt pha lê dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới ánh đèn đơn sắc bạn sẽ thấy pha lê tán sắc tốt hơn thủy tinh, các chùm sáng đủ màu sắc giúp cho những đồ vật này trở nên sáng loáng và óng ánh. Chính vì vậy, pha lê được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất và phổ biến hơn thủy tinh.

Pha lê càng dày, càng nặng sẽ càng tốt hơn. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là với những vật dụng hằng ngày như ly, tách nên dùng thủy tinh, còn nếu muốn dùng pha lê thì hãy dùng ly pha lê mỏng để tản nhiệt tốt nhé.

Về âm thanh: nếu bạn dùng 2 chiếc ly thủy tinh chạm vào nhau bạn sẽ nghe âm thanh phát ra hơi đục, trong khi đó pha lê khi chạm nhau sẽ phát ra âm thanh trong, lanh lảnh, vang và nếu chú ý bạn sẽ nghe chúng có độ ngân kéo dài.

Một số lưu ý khi bạn sử dụng các đồ vật trang trí trong nhà bằng pha lê:

Không nên cho tô, ly pha lê hay thủy tinh thông thường vào lò vi sóng, lò nướng hay ngăn đá tủ lạnh.


Pha lê nếu không biết cách rửa, lau chùi chúng sẽ bị mờ, ít sáng bóng đi. Tối kỵ rửa pha lê bằng nước nóng. Cách tốt nhất là ngâm vật đó nửa ngày trong nước ấm cho một ít muối vào, lượng muối khoảng 5 muỗng café cho 2 lít nước ấm, sau đó rửa lại cũng bằng nước ấm, để ráo nước và lau khô bằng khăn vải mềm. Không bao giờ dùng cồn, giấm, hoặc chà cọ mạnh tay sẽ làm pha lê trầy và không còn độ bóng.

Bên cạnh đó, không nên làm sạch pha lê bằng máy rửa chén do pha lê sẽ dễ bị mài mòn và nứt bể dưới nhiệt độ cao trong máy rửa chén.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét